5 thói quen xấu gây ảnh hưởng phanh xe ô tô

Việc vận hành xe không đúng cách có thể gây tiêu hao nhiều nhiên liệu, ảnh hưởng tới các bộ phận của xe. Rất nhiều thói quen vô tình của người lái xe có thể gây hại cho phanh ô tô, dẫn đến các trục trặc, hư hỏng về lâu dài. Hãy điều chỉnh ngay 5 thói quen xấu gây ảnh hưởng phanh xe ô tô

1. Kéo phanh tay sau khi về số P

Nhiều người có thói quen về số P rồi kéo phanh tay, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ và độ bền của bộ máy bánh răng cóc bên trong hộp số. Cụ thể hơn, bánh răng cóc (hay còn gọi là chốt đỗ) trong hộp số tự động có khả năng bám vào các ngàm giữ trên trục ra của hộp số, khả năng này giúp bánh xe không bị lăn khi lái xe điều khiển xe về số P. Đặc điểm của bánh răng cóc chỉ bằng ngón tay con người, do đó nếu nó phải chịu toàn bộ khối lượng của chiếc xe trong một thời gian dài thì sẽ sớm bị mài mòn. Tệ nhất là nó có thể bị vỡ ra nếu có tác động mạnh.

thoi-quen-xau-gay-anh-huong-phanh-xe-o-to

Thói quen về số P rồi kéo phanh tay gây ảnh hưởng tới bánh răng cóc

Do đó khi dừng đỗ xe, người điều khiển phương tiện nên thực hiện thao tác theo quy trình đạp phanh chân, kéo phanh tay, sau đó về số P và tắt máy. Bởi quy trình này sẽ giúp giảm gánh nặng một phần cho cơ cấu bánh răng cóc. Đặc biệt hành động kéo phanh tay trước sẽ san sẻ rất nhiều áp lực lên bánh răng cóc bên trong hộp số.

Những chuyên gia về chăm sóc và bảo dưỡng xe cho biết, người điều khiển xe cẩn thận có thể thêm một bước là về số N để chắc chắn xe không bị chồm lên. Như vậy quy trình cụ thể sẽ là đạp phanh chân, về N, kéo phanh tay, về P, và tắt máy. Các chuyên gia chăm sóc xe ô tô còn nhấn mạnh rằng khâu cuối cùng của việc dừng xe phải là tắt máy. Tuyệt đối không nên tắt máy rồi mới kéo phanh tay như thói quen của nhiều người điều khiển xe.

2. Rà phanh khi đổ dốc hoặc xuống đèo

Khi đổ dốc hoặc xuống đèo, nếu người lái xe thực hiện thao tác rà phanh sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn, thậm chí có thể gây cháy và cong vênh má phanh với phanh đĩa, hoặc trống phanh với phanh tang trống. Tệ nhất là tình trạng mất phanh có thể xảy ra. Do đó, lý tưởng nhất người điều khiển phương tiện nên chuyển sang chế độ bán tự động với xe dùng hộp số tự động, đối với xe số sàn thì nên chuyển về số thấp. Người lái xe hãy tuân thủ theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”. Khi theo nguyên tắc này, hệ thống truyền động của xe sẽ hãm tốc độ xe lại, giúp hệ thống phanh giảm bớt áp lực.

ra-phanh-khi-do-doc-gay-cong-ma-phanh

Rà phanh khi đổ dốc gây cong má phanh

3. Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay

Nhiều người lái ô tô thường quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay và cho xe vận hành. Khi tình huống này xảy ra, guốc phanh và má phanh vẫn còn áp sát vào tang trống (hoặc đĩa phanh) tạo ra ma sát rất lớn, ma sát này tiếp tục sinh ra nhiệt lớn khi xe đang di chuyển khiến cho má phanh có thể bị cháy.

Thông thường, khi gặp trường hợp này, một số dòng xe sẽ phát tín hiệu bằng đèn cảnh báo bật sáng trên đồng hồ trung tâm để nhắc nhở người điều khiển xe. Ngoài ra, độ nặng lạ thường của xe kèm theo mùi khét từ hệ thống phanh cũng là dấu hiệu đáng lưu ý. Không chỉ thế, việc quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay cũng có thể làm hỏng các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Thế nhưng điều nguy hiểm nhất chính là nhiệt phát sinh có thể làm dầu phanh sôi, kéo theo hậu quả là phanh mất tác dụng.

4. Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn

Những người mới sử dụng xe thường có thói quen hạ phanh tay khi xe chưa dừng lại hẳn. Phanh tay vốn không được thiết kế để dừng xe khi xe đang di chuyển mà chỉ được thiết kế để giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Nếu xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, việc người điều khiển xe sơ suất kéo phanh tay sẽ khiến lực phanh tác động lên 2 bánh sau gây ra hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm.

5. Quên lịch bảo dưỡng

Cũng như những bộ phận khác của ô tô, phanh xe cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên. Việc bảo dưỡng kiểm tra phanh xe ô tô định kỳ sẽ giúp loại bỏ những mạt bám trên bề mặt tiếp xúc của phanh. Việc sử dụng các phụ gia chuyên dụng giúp hệ thống phanh hoạt động trơn tru hơn. Có thể tham khảo: Dầu phanh Mannol Dot-4 Brake Fluid hoặc Mannol Brake Cleaner có khả năng tẩy rửa hiệu quả. Ngoài ra nếu có bất kì lỗi nào xuất hiện trên hệ thống của phanh, chuyên gia bảo dưỡng sẽ giúp chủ xe phát hiện kịp thời, tránh nguy cơ má phanh bị kẹt, phanh không bám nhả, tăng độ an toàn cho người sử dụng xe, hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn.

bao-duong-xe-dinh-ky

Bảo dưỡng xe định kỳ giúp xe vận hành ổn định

Tránh những sai lầm nêu trên sẽ giúp phanh xe ô tô được bền hơn, hạn chế nguy hiểm cho người sử dụng xe. Chúc bạn lái xe an toàn!!!

Nguồn: https://www.carmudi.vn/blog-xe-hoi/5-thoi-quen-xau-cho-phanh-o-to/



source https://sct-mannol.vn/5-thoi-quen-xau-gay-anh-huong-phanh-xe-o-to/
Share:

Categories

Ordered List

  1. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit.
  2. Aliquam tincidunt mauris eu risus.
  3. Vestibulum auctor dapibus neque.

Sample Text

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation test link ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

Definition List

Definition list
Consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.
Lorem ipsum dolor sit amet
Consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.

Support

Need our help to upload or customize this blogger template? Contact me with details about the theme customization you need.

Pages